Top 4 trò chơi tại nhà cực thú vị của CHAMPION GAMES

Kỹ năng giao tiếp cần được phát triển và rèn luyện từ thời thơ ấu, đặc biệt là độ tuổi mầm non. Khi trẻ biết cách giao tiếp, con sẽ nắm bắt được cách lắng nghe và truyền đạt thông tin cho mọi người một cách chính xác. Qua đó, trẻ sẽ thể hiện được mong muốn của mình với cha mẹ, giáo viên, ông bà,…

Giao tiếp là kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cần tìm một phương pháp dạy giao tiếp phù hợp cho từng bé. Cùng tham khảo các trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp sau đây để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con ngay tại nhà một cách vô cùng hiệu quả và nhanh chóng 

Đóng kịch – Trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ hiệu quả

Trò chơi này không hề phức tạp, rất phù hợp với các bạn nhỏ đang độ tuổi phát triển. Ba mẹ cần dành chút thời gian cho con, cùng con xem các bộ phim hoạt hình hoặc các video ca nhạc vui nhộn để con ghi nhớ. Khi con đã quen thuộc với các nhân vật rồi thì sẵn sàng cho vở kịch tại nhà thôi!

Bạn có thể chuẩn bị một chú gấu, búp bê hoặc các loại đồ chơi khác sẵn có trong nhà để làm nhân vật trong vở kịch. Bé sẽ hóa thân thành nhân vật trong phim/hoạt hình và nói các lời thoại mà con nhớ. Ba mẹ hãy khuyến khích con nói chuyện càng nhiều càng tốt. Những đoạn hội thoại ngắn trong vở kịch sẽ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ hiệu quả.

Cô nàng búp bê con yêu thích cũng có thể trở thành một nhân vật trong vở kịch

Trò chơi gọi điện thoại

Gọi điện thoại cũng là một trong những trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp được các phụ huynh ưa chuộng, bởi vì rất dễ chuẩn bị vật dụng chơi trò chơi và cách chơi cũng vô cùng đơn giản. Ba mẹ có thể đóng nhiều vai để rèn luyện cho con giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau như hàng xóm, bác bán hàng rong, thầy cô… Con sẽ học được cái đại từ nhân xưng, kính ngữ, cách cảm ơn và xin lỗi theo từng trường hợp.

Để chuẩn bị trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp này, mẹ chỉ cần chuẩn bị một chiếc điện thoại đồ chơi. Phụ huynh cần ngồi cách trẻ một khoảng, sau đó ba mẹ sẽ giả vờ gọi điện thoại đến nhà và bé sẽ nghe máy. Ban đầu bạn nên bắt đầu với những câu hỏi dễ để trẻ làm quen. Ví dụ như:

  • Đây có phải là nhà của X không?
  • Cháu tên là gì? Năm nay cháu mấy tuổi? Cháu đang học trường nào thế?
  • Ba mẹ cháu đi đâu rồi?

Chỉ cần một chiếc điện thoại là đã có thể chơi trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp

Khi trẻ đã quen đối đáp với những câu hỏi như trên phụ huynh có thể kích thích khả năng giao tiếp của con bằng những câu hỏi khó hơn để trả lời những câu hỏi ấy thật trơn tru bé sẽ cần phải suy luận lắng nghe hoặc hỏi lại từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp vượt bậc. Các câu hỏi có thể liên quan đến Toán học, ngày sinh của con, hoặc số điện thoại của người thân trong gia đình. Trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp như gọi điện thoại sẽ giúp bé học được phép lịch sự và cách nói chuyện phù hợp, trẻ sẽ tự tin và mạnh dạn hơn khi giao tiếp.

Dạy trẻ cách kể chuyện cũng là một phương pháp tốt

Kể chuyện là phương pháp thuật lại những gì trẻ được nghe. Khi mới bắt đầu, bạn cần chọn những câu chuyện đơn giản, ít tình tiết và bối cảnh để con ghi nhớ và kể lại. Độ khó của các tình tiết, từ ngữ sẽ tăng dần theo thời gian và sự thành thạo của con. Việc lặp đi lặp lại câu chuyện sẽ giúp con phát âm và nói chuyện rành mạch hơn. Bạn có thể cho con chơi trò này cùng anh chị hoặc bạn bè, sự tương tác sẽ giúp trẻ tăng cường sức sáng tạo.

Trò chơi này không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp thông qua việc diễn tả hành động, cách diễn đạt với bạn bè để vượt qua các tình huống bất ngờ. Ba mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách xây dựng bối cảnh để bé hồi tưởng và kể chuyện hấp dẫn hơn. Khi đã thành thạo sử dụng ngôn ngữ, con có thể tham gia các cuộc thi về hùng biện, tư duy phản biện khi lớn lên.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp nhờ trò chơi nhập vai

Trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cuối cùng chính là trò nhập vai. Đây là dạng trò chơi cho bé nhập vai vào một vị trí nào đó trong xã hội, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, cảnh sát, kỹ sư,… Ba mẹ có thể mua đồ chơi nhập vai như xe cảnh sát, Bộ đồ chơi bác sĩ.. bởi vì con cần có đủ bộ dụng cụ đồ chơi của vị trí mà trẻ muốn nhập vai, bao gồm cả quần áo. Ví dụ khi cho trẻ đóng vai bác sĩ, khi đã có đầy đủ quần áo và dụng cụ, cho bé một tình huống cụ thể, chẳng hạn như khám bệnh cho bệnh nhân. Bé sẽ sử dụng các dụng cụ của đồ chơi để thực hiện vai trò khám bệnh của mình cho các bạn học nhỏ còn lại. Ba mẹ nên để bé tự suy nghĩ và liên tưởng từ những lần đi khám trước để xem cần phải nói gì với bệnh nhân, điều này cũng góp phần tăng trí nhớ cho trẻ. 

Bạn cần chuẩn bị đủ vật dụng để trẻ nhập vai tốt hơn

Trò chơi nhập vai cho trẻ trải nghiệm trực tiếp hành động lời nói và công việc của một vị trí. Qua đó bé sẽ học được cách diễn đạt câu từ và sử dụng lời nói cho phù hợp. Không chỉ hỗ trợ phát triển và rèn luyện khả năng giao tiếp, bé còn phát triển được trí nhớ, tư duy, sự sáng tạo và đời sống tình cảm… Cho con tham gia trò chơi nhập vai cũng góp phần giúp trẻ định hướng về công việc trong tương lai.

Các trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp ở trên chắc chắn sẽ giúp ba mẹ dạy con tốt hơn. Sự khéo léo trong ăn nói là một trong những yếu tố thiết yếu đem đến sự thành công khi trưởng thành. Giao tiếp không đơn thuần chỉ là người nói và người nghe, mà còn là một nghệ thuật, đòi hỏi rất nhiều những kỹ năng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *